Bali: Bí ẩn làng đầu lâu

Núi lửa Batur.

Núi lửa Batur.

Bali có gì? Bãi biển, resort, đền đài cổ kính, thiên nhiên hùng vĩ? Hòn đảo Bali của Indonesia có nhiều hơn là những gì bạn nghe về nó, như một ngôi làng không bao giờ chôn hay thiêu người chết chẳng hạn. 

***Video về làng Trunyan ở cuối bài viết

Khi tôi lên kế hoạch đi du lịch Bali 4 ngày với gia đình, bạn tôi hỏi: “Anh đi làng Trunyan chưa? Em cực kỳ muốn đi ngôi làng ấy mà chưa đi được”. Làng Trunyan? Nghe lạ nhỉ? Tôi hoàn toàn không có khái niệm về nó, nhất là nó lại nằm ở Bali nữa.

“Ngôi làng có gì đặc biệt?” – tôi hỏi.

“Ở đó họ không táng người chết. Họ cứ để người chết ngoài trời như vậy cho đến khi xác phân hủy. Nếu anh may mắn, anh có thể đến đúng lúc có người chết và chứng kiến được mọi chuyện” – cô bạn trả lời – “Nhưng ngôi làng đó xa lắm. Đến đó rất khó khăn”.

Tôi chẳng mong mình may mắn khi chứng kiến một ai đó qua đời nhưng quả thực câu chuyện về ngôi làng bắt đầu khiến tôi tò mò. Đó chẳng phải là một văn hóa lạ lùng cần tìm hiểu hay sao? Chừng đó thôi cũng khiến tôi tò mò. Tôi quyết tâm đến đó bằng được. Trong toàn bộ chuyến đi Bali, đây là điểm duy nhất tôi thấy quan trọng. Tôi hỏi chuyện Yoko, một thanh niên trẻ ở Bali mà tôi vừa quen biết. Yoko dọa:

“Ở đó ghê lắm. Đường đi đến đó xa xôi. Trước tiên phải đi xe đến hồ Batur rồi đi thuyền sang ngôi làng ấy. Chẳng còn cách nào khác đâu. Xe không đến được. Chỉ có cách duy nhất là đi thuyền”.

Tôi bắt đầu suy nghĩ. Hơi nản. Yoko “dọa” tiếp:

“Mà hồi xưa ghê lắm nhá! Du khách đi thuyền qua đó bị bọn cướp dí dao ở giữa hồ Batur, dọa là đưa tiền hoặc bị giết rồi ném xuống hồ. Du khách buộc phải nộp tiền cho chúng”.

“Vậy tôi có nên đi nữa không?” – Tôi hỏi Yoko một cách nghiêm túc.

Yoko cười phá lên: “Haha không sao đâu. Hồi xưa thôi. Giờ an toàn rồi. Đừng lo lắng! Cứ đi đi”.

Thằng quỷ sứ, làm hết hồn. Nhưng chính lời “dọa” của Yoko làm tôi thêm tò mò.

Chuyến đi bắt đầu vào buổi sáng đầu tiên sau khi tôi đến Bali. Sau điểm dừng chân ngắn ở Ubud thăm thú ruộng bậc thang, xe chở tôi và gia đình trực chỉ Batur. Xe thuê riêng chở gia đình 4 người đi cả ngày giá hơi bị ngon. Nhưng hôm nay đi Batur xa xôi nên tôi đành phải trả thêm cho tài xế. Giá cả không mắc, các bạn liên hệ phuotvivu.com để hỏi chi tiết giá nhé!

Núi lửa Batur nhìn từ quán ăn.

Núi lửa Batur nhìn từ quán ăn.

Chưa đến nơi nhưng đã đến giờ trưa. Lái xe dừng lại một quán dọc đường để chúng tôi ăn trưa. Chao ôi, không khí mát lạnh trên đỉnh núi làm tôi bừng tỉnh. Chỗ ăn là một nhà hàng trên đỉnh núi, từ đó có thể nhìn ra núi lửa Batur cao vời vợi hình nón tuyệt đẹp, xa xa là hồ Batur mờ ảo trong làn mây. Làng Trunyan chắc đâu đó bên kia hồ. Tôi đang đi lạc vào một bộ phim phiêu lưu khám phá hay một câu chuyện tranh mạo hiểm nào đó? Hơi quá, nhưng những gì về Truyan làm tôi phấn khích.

Hồ Batur dưới làn mây. Xa xa bên bờ bên kia là làng Trunyan.

Hồ Batur dưới làn mây. Xa xa bên bờ bên kia là làng Trunyan.

Bữa ăn trưa đậm chất địa phương.

Bữa ăn trưa đậm chất địa phương.

Sau bữa trưa, lái xe chở chúng tôi men theo con đường dốc đứng đổ xuống khu vực lòng hồ. Hồ trên núi bao giờ cũng đem lại một cảm giác thú vị khó tả. Không khí mát rượt hai bên đường ùa vào cửa xe. Hồ Batur trong lành trong nắng chói chang đón chúng tôi đến với ngôi làng kỳ bí. Chúng tôi bắt đầu phải đi thuyền máy sang Trunyan. Giá không hề rẻ.

Giá cho người nước ngoài nhé, cứ giá khởi điểm cho 1 người là 515.000 rupee Indonesia (khoảng 858.000 đồng). Giá 2 người tăng lên chút xíu. Lần đó gia đình mình đi 4 người và na theo ông tài xế (để lỡ có gì ổng còn hỗ trợ) là 5 người, giá tổng cộng là 635.000 rupee Indonesia (1.058.000 đồng) cho 1 chiếc thuyền máy khứ hồi ra làng Trunyan. Đắt nhưng đáng! Nếu các bạn đi nhóm đông thì chia tiền nhau ra đỡ tốn hơn nhưng dù sao đây cũng là nơi đáng để khám phá một lần.

Đường xuống hồ Batur.

Đường xuống hồ Batur.

Bảng giá thuyền máy ra Trunyan.

Bảng giá thuyền máy ra Trunyan.

Nùi lửa Batur nhìn từ hồ.

Núi lửa Batur nhìn từ hồ.

Chiếc thuyền máy cập vào một ngôi làng nhỏ, nơi có những người đàn ông ngồi trên những chiếc thuyền độc mộc chèo qua những vùng nước xanh biếc. Vào làng Trunyan không phải mua vé tham quan. Thay vào đó là dân làng kêu gọi đóng tiền quyên góp để bảo tồn làng. Cũng chẳng đắt. 50.000 rupee Indonesia. Bạn có thể không đóng nhưng tới rồi mà không quyên góp cho họ cũng kỳ. Những người dân làng ở đó có thể chạy ra làm “hướng dẫn viên”, giới thiệu này nọ xong xin tiền… bồi dưỡng. Bạn có thể cho bao nhiêu thì tùy.

Những người dân Trunyan trên thuyền độc mộc.

Những người dân Trunyan trên thuyền độc mộc.

Khu vực mà khách du lịch có thể vào ngắm nghía là khu vực để người chết. Người Truyan không chôn người chết. Ai đó qua đời, họ sẽ đặt xác người đó dưới một cái lồng tre hình tam giác. Thi thể cứ bị phơi như thế giữa trời, mặc nắng gió mưa rơi. Qua nhiều tháng, thi thể sẽ bị phân hủy hết, chỉ còn lại xương cốt. Người Trunyan sẽ đem đầu lâu của xác chết đã phân hủy đặt lên một bệ đá bên dưới một tán cây to để thờ. Cứ người này được đưa ra khỏi chỗ “phơi thi thể” thì người khác chết sẽ được đưa vào. Cứ thế, họ chẳng chôn hay hỏa táng người chết. Sinh ra từ cát bụi thì ra đi cũng trở về với cát bụi một cách tự nhiên nhất.

Nói về cây cổ thụ che phủ nơi để đầu lâu và thi thể, đó là một cây đặc biệt. Người dân gọi đó là cây taru menyan. Lá của nó tỏa hương thơm và khiến không gian xung quanh không bị bốc mùi thi thể phân hủy. Quả thực, khi đến nơi này, tôi đã không ngửi thấy mùi hôi nào. Tất cả đều rất bình thường. Thi thể và cây taru menyan dường như có một sự hòa hợp đồng điệu. Taru menyan như một vị thần che chở cho Trunyan.

Lối nhỏ vào khu vực để thi thể người chết, dưới bóng cây Taru Menyan.

Lối nhỏ vào khu vực để thi thể người chết, dưới bóng cây Taru Menyan.

Thi thể được đặt dưới những lồng tre hình tam giác.

Thi thể được đặt dưới những lồng tre hình tam giác.

Thi thể được đặt dưới những lồng tre hình tam giác.

Thi thể được đặt dưới những lồng tre hình tam giác.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Đầu lâu được tách rời và để lên bệ đá dưới bóng cây Taru Menyan.

Khu vực để thi thể và đầu lâu này chỉ dành cho những người đã kết hôn. Những người nào chưa lập gia đình mà bị chết sẽ được để xác ở một nơi khác.

Để ý, tôi thấy du khách đến đây hầu như chỉ có người Indonesia. Có lẽ cũng do đây là nơi ít được nhắc đến khi du khách nước ngoài đến thăm Bali. Có lẽ cũng vì thế mà sự kỳ bí của ngôi làng này tăng lên gấp bội.

Rời Trunyan sau một khoảng thời gian ngắn ngủi, tôi cảm thấy như mình vừa được lạc vào một bộ phim phiêu lưu. Những gì tôi học được từ văn hóa của người Trunyan thật đáng giá. Hành trình đôi lúc có những giây phút đặc biệt như thế.

Hồ Batur.

Hồ Batur.


Video về làng đầu lâu Trunyan:

Facebook Comments
Please follow and like us: