Mùa đông nước Mỹ (8): Chiến tranh và hòa bình

Nước Mỹ có lẽ là đất nước không bao giờ có chiến tranh trên chính đất nước của họ (kể từ sau vụ Trân Châu Cảng). Nhưng quân đội của họ đi đánh ở nước khác thì nhiều. Và tại Washington DC, có những công trình để tưởng niệm hoặc kỷ niệm những cuộc chiến như thế.

Từ “tháp bút chì” tôi rảo bộ đi tiếp về hướng tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ 2. Khu vực tượng đài hình ê líp này bao gồm 56 cái cột, trên đó có khắc tên của từng bang. Hai bên còn có 2 mái vòm hình những chú chim đang nâng vòng nguyệt quế. Tượng đài này được khánh thành năm 2004, để tôn vinh những người Mỹ đã đóng góp cho đất nước trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.

Sau khi đã thăm thú xong tượng đài, tôi tiếp tục đi bộ 1 đoạn nữa đến Lincoln National Memorial. Đây là nơi để tưởng niệm vị tổng thống thứ 16 của Mỹ Abraham Lincoln. Khi tưởng niệm được xây theo lối kiến trúc Hy Lạp cổ với những cột trụ thẳng đứng cao vút. Bên trong là tượng Abraham Lincoln ngồi trên một cái ghế. Cảnh này làm mình nhớ lại phim “Đêm trong viện bảo tàng” phần 2 khi mà bức tượng đột nhiên sống dậy.

Nếu đã mỏi chân, đừng vôi nản. Bạn có thể đi bộ tiếp một đoạn nữa từ Lincoln National Memorial đến bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam. Bức tường dài 75m, cao 3m này ghi tên khoảng 58.000 binh sĩ Mỹ đã bỏ mạng tại chiến trường Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1955 đến 1975. Bao nhiêu cái tên được khắc trên bức tường là bấy nhiêu người đã chết. Đó là chưa kể bao nhiêu người dân Việt Nam chúng ta cũng phải hy sinh xương máu. Ai cũng nói chiến tranh vô nghĩa nhưng chiến tranh thì vẫn diễn ra từng ngày.

Cuốn sổ này ghi tên những người có trên bức tường và vị trí của tên người đó trên bức tường để thân nhân đến tìm cho dễ

Hàng ngày có rất nhiều người đến đây tham quan, tìm tên người thân như một cách tưởng nhớ đến họ, đặt hoa, viết thiếp cầu nguyện hay dùng bút chì tô chữ trên tường lên giấy trắng rồi mang về.

Phần (9): Nhà thờ quốc gia ở Washington DC, công trình thế kỷ.

Facebook Comments
Please follow and like us:

Add a Comment