Điện Biên Phủ: những trang sử sống

icon-hanhtrinhĐiện Biên Phủ, 25 độ C.

Đến Điện Biên Phủ trong những ngày này không phải là ý hay. Trời thì nóng. Nếu không nóng thì đây cũng là lúc những cơn mưa đổ xuống. Tôi đến Điện Biên Phủ lúc trời vừa đổ những cơn mưa, không khí mát dịu hẳn.

Chuyến bay từ Hà Nội đến Điện Biên Phủ chậm một tiếng đồng hồ. Nghe nói sân bay Điện Biên Phủ thuộc loại khó đáp nhất ở Việt Nam. Không sao, tôi đã hạ cánh an toàn trong niềm háo hức thăm thú vùng Đông Bắc.

Điện Biên Phủ có lẽ là một nơi không được nhắc đến nhiều trên phương diện du lịch ở vùng núi phía bắc. Sapa và các nơi khác nổi tiếng hơn. Tôi vẫn quyết tâm đến Điện Biên Phủ vì tin rằng nơi nào cũng có thứ để trải nghiệm, chỗ nào đến cũng có thứ để xem.

Thật ra, tôi đã định đi Điện Biên Phủ từ năm 2014, đúng dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) chấn động địa cầu. Những trang sử mà tôi được học trong học đường đến giờ vẫn chỉ là những kiến thức mơ hồ. Những bài hát mà tôi và chúng bạn thường biểu diễn trong những buổi văn nghệ của trường về chiến thắng Điện Biên cũng chỉ dừng lại ở những gì tưởng tượng. Tôi muốn được đến thăm địa danh lịch sử tạo nên chiến thắng lừng lẫy gắn liền với Đại tướng Võ Nguyên Giáp này.

Điện Biên Phủ là nơi tôi muốn đến từ lâu nhưng mãi mới sắp xếp đi được.
Điện Biên Phủ là nơi tôi muốn đến từ lâu nhưng mãi mới sắp xếp đi được.
Chuyến bay đến Điện Biên Phủ đầy khách.
Chuyến bay đến Điện Biên Phủ đầy khách.
Đất trời Tây Bắc qua cửa sổ máy bay.
Đất trời Tây Bắc qua cửa sổ máy bay.

Ở Điện Biên Phủ có hẳn một con đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chạy dọc con đường này và rẽ vào một con đường nhỏ, tôi đã đến khách sạn A1 nằm ngay bên cạnh địa danh đồi A1 nổi tiếng. Khách sạn chỉ 600.000đ/đêm nhưng mọi thứ đều rất to và bề thế, từ sảnh khách sạn cho đến phòng ở, lại bao gồm cả ăn sáng. Có vẻ giá rất ổn.

Chẳng kịp ăn uống gì, tôi lên xe đi ngay Mường Phăng, nơi hơn 60 năm trước Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chọn làm trung tâm căn cứ đầu não của ta để đánh Pháp. Nói cách khác, đây là sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.

Mùa này, Mường Phăng không đông khách. Sau khi mua vé vào cửa (15.000đ/vé), tôi lần bước theo con đường nho nhỏ xuyên rừng rậm vào sở chỉ huy chiến dịch xưa kia. Tôi dần tưởng tượng về những hình ảnh xưa kia, khi những nhân vật lịch sử chọn nơi này làm căn cứ và vạch ra kế hoạch đánh bại quân Pháp. Không khí trong lành và mát mẻ bao trùm. Trời mưa lớt phớt nhưng không làm tôi chùn bước. Đi bộ một đoạn dài qua rừng cây và những con suối, sở chỉ huy chiến dịch Điên Biên Phủ xưa kia hiện ra. Đó là những căn hầm, những ngôi nhà tranh đơn sơ. Khó có thể tin được chốn giản dị ấy lại là trung tâm đầu não để quân đội ta vạch ra kế hoạch cho chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu, đem lại chiến thắng ngày 7-5-1954.

Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Con đường dẫn vào Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ.
Người dân tộc Thái bán hàng bên đường đi.
Người dân tộc Thái bán hàng bên đường đi.
Lán làm việc của Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lán làm việc của Ban Thông tin chiến dịch Điện Biên Phủ.
Hầm tổng đài điện thoại.
Hầm tổng đài điện thoại.
Lán ở và làm việc của trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy
Lán ở và làm việc của trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy
Bên trong lán ở và làm việc của trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy
Bên trong lán ở và làm việc của trưởng ban thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy

dienbien13

Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lán ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam kiêm chỉ huy trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ.

Có một chút tiếc nuối khi tham quan di tích này là căn cứ xưa được tái hiện lại quá đơn giản. Trong những ngôi nhà tranh và những căn hầm chỉ có 1, 2 bộ bàn ghế, không có thêm các vật dụng khác giúp mường tượng lại hoạt động của quân ta khi ấy sinh động hơn.

Hãy đến tận nơi, nghe kể trực tiếp thì những câu chuyện lịch sử dễ đi vào tâm trí hơn là học thuộc lòng qua câu chữ khô khan trong sách giáo khoa.

Rời sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi di chuyển đến một địa điểm khác nằm trong thành phố Điện Biên Phủ. Đó là hầm tướng Đờ Cát (Christian de Castries). Hồi nhỏ học lịch sử được biết ở căn hầm này quân ta đã bắt sống tướng Đờ Cát. Sau đó là bức ảnh ấn tượng quân ta cầm cờ đứng trên nóc hầm vẫy. Căn hầm không khác trong hình, chỉ có điều giờ đây có một mái vòm lớn được xây che chắn bên ngoài để bảo vệ di tích này. Xuống căn hầm, đi thăm từng gian một, nghe cô hướng dẫn viên di tích kể từng câu chuyện liên quan đến căn hầm và từng căn phòng chợt thấy mọi thứ xung quanh mình trở nên sống động vô cùng. Lúc đó tôi mới chợt nghĩ hồi xưa học lịch sử sao mà khô khan đến thế. Giờ đến đây nghe kể chuyện, nhìn thấy di tích thật, mọi thứ vào đầu cực nhanh.

Hầm Đờ Cát
Hầm Đờ Cát
Lối xuống hầm.
Lối xuống hầm.
Bên trong hầm Đờ Cát.
Bên trong hầm Đờ Cát.
Một gian bên trong hầm.
Một gian bên trong hầm.

Nếu để biết thêm về lịch sử liên quan đến vùng đất này, có lẽ bạn cũng nên đến bảo tàng Điện Biên Phủ. Bảo tàng mói xây, nhìn bên ngoài đẹp mặc dù dịch vụ ngay trong sảnh vào nhìn hơi lôm côm và nghèo nàn. Bỏ qua những thứ đó thì không gian trưng bày chính lại đem lại sự bất ngờ bởi sự chỉn chu và sống động của nó. Ôi, giá như những thứ trong viện bảo tàng này đem vào di tích sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thì có phải di tích ấy sẽ sống động hơn biết bao không.

Tôi không muốn kể lể nhiều về lịch sử hay những câu chuyện liên quan đến vùng đất này. tất cả đều có trong sách vở. Nếu muốn tìm hiểu lịch sử sống động hơn, để lịch sử in sâu vào tâm trí hơn, hãy một lần đến những nơi như Điện Biên Phủ. Đó là những nơi là sử sách trở nên đẹp và thật nhất!

Bảo tàng Điện Biên Phủ với thiết kế đẹp.
Bảo tàng Điện Biên Phủ với thiết kế đẹp.
Hình ảnh kéo pháo qua đèo phục vụ chiến dịch xưa kia được tái hiện.
Hình ảnh kéo pháo qua đèo phục vụ chiến dịch xưa kia được tái hiện.
Tái hiện hình ảnh quân đội ta xưa kia.
Tái hiện hình ảnh quân đội ta xưa kia.
Hình ảnh biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ trên nóc hầm Đờ Cát được tái hiện.
Hình ảnh biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ trên nóc hầm Đờ Cát được tái hiện.
Chân dung các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chân dung các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đi Điện Biên Phủ:

-Cách tốt nhất và tiện nhất là bay. Vietnam Airlines có 2 chuyến/ngày từ Hà Nội đi Điện Biên Phủ bằng máy bay ATR-72. Thời gian bay là 1 tiếng đồng hồ. Dịch vụ trên chuyến bay: một chai nước và khăn giấy ướt.

Nơi ở:

-Điện Biên Phủ không có khách sạn xịn. Các khách sạn nhỏ cũng rất ổn.

Các điểm tham quan:

-Bảo tàng Điện Biên Phủ, giá vé: 15.000đ

-Di tích sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng: 15.000đ

-Hầm tướng Đờ Cát: 15.000đ

Các nơi khác có thể khám phá ở Điện Biên Phủ:

-Đèo Pha Đin (Pha là trời, Đin là đất)

-Hồ Pa Khoang

-Cực Tây

-v.v…

Gặp chị chủ quán ở dưới chân di tích Mường Phăng (nơi cách đây 60 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn làm căn cứ đầu não của quân đội ta, là sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ), chị cứ vẫy gọi lại ngồi vào quán uống nước lá gan cho mát. Mình chẳng mua gì trong quán của chị. Chị cũng chẳng chèo kéo nài nỉ mua gì. Mình đứng dậy ra về rồi xin trả tiền nước, chị từ chối: "Không tính tiền đâu". Dễ thương đến thế là cùng. Sẽ có ngày trở lại Điện Biên.
Gặp chị chủ quán ở dưới chân di tích Mường Phăng (nơi cách đây 60 năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn làm căn cứ đầu não của quân đội ta, là sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ), chị cứ vẫy gọi lại ngồi vào quán uống nước lá gan cho mát. Mình chẳng mua gì trong quán của chị. Chị cũng chẳng chèo kéo nài nỉ mua gì. Mình đứng dậy ra về rồi xin trả tiền nước, chị từ chối: “Không tính tiền đâu”. Dễ thương đến thế là cùng. Sẽ có ngày trở lại Điện Biên.
Facebook Comments
Please follow and like us:

Add a Comment