Nepal (2): Lạ lẫm Kathmandu

Our company is operated with a insurance plan of making sure that only the highest quality of documents is sent to college students. You can find extremely serious results that include inferior function, they incorporate very low standing in tests as well as the embarrassment that is provided with do my paper the fact that enough time to get custom writing program has arrived. It may be the desire to save time, or perhaps the desire to consider something more challenging, or shortage of feelings to get an essay, or something that is in addition. But once it takes place, an individual begins to ask yourself where you should purchase essay crafting for the realistic rate. Aside from the price also, he actively seeks a fantastic (or perhaps rewarding) top quality. There are plenty of firms which provide custom made producing services. Anyone can find anything to his preference. But why would you search for much more sites whenever you can just stay on our website and buy customized essays taking pleasure in great things about discounts, add-ons for upcoming purchases and expert workforce of authors? We have been performing much more than 10 years, and we also know what sort of unique essay service you expect to obtain. Now we have created essay crafting not merely a way to build an income, but in addition our desire.

20110704-113448.jpg

Tôi đã không tin đó là Kathmandu. Tôi cứ ngỡ mình đi ngược dòng thời gian đến một thành phố của hàng chục, thậm chí hàng trăm năm về trước.

Chiếc máy bay của Thai Airways hạ cánh xuống sân bay Tribhuvan của thủ đô Kathmandu. Tôi nhìn ra cửa sổ máy bay để cố gắng nắm bắt được những cảnh tượng ban đầu về Nepal. Sân bay quốc tế Tribhuvan không hoành tráng và đẹp đẽ như các nước giàu. Và quả như vậy.

Nhìn vào sân bay, người ta có thể biết được hiện trạng của một đất nước không? Có thể lắm chứ! Theo tôi thì điều này đúng với Nepal. Chiếc máy bay sau khi giảm tốc đã lăn bánh về phía sảnh đến. Chiếc máy bay đậu gần sát tòa nhà để hành khách đi bộ vào trong nhà ga. Không có ống, cũng không có xe buýt đón. Thật ra khoảng cách đi bộ không xa, chỉ vài bước chân là đến nhà ga được xây bằng gạch đỏ, trông có vẻ cũ kỹ và hình như được xây từ lâu lắm rồi.

Lối tôi bước vào thậm chí còn dựng 1 tấm tôn. Ở đó người ta đang sửa chữa gì đấy. Đám đông hành khách nhanh chóng đi vào khu vực nhập cảnh. Hai chị em tôi tìm chỗ “không có visa” để xin visa nhập cảnh vào Nepal. Tại đây người ta xếp hàng rất dài, chứng tỏ nhiều người cũng chọn giải pháp xin visa ở sân bay. Quá trình xin visa nhanh hơn tưởng tượng. Chúng tôi chỉ điền vào 1 tờ khai, kẹp ảnh lên, đóng 25 USD là xong. Nhân viên hải quan nhập liệu bằng giấy bút, chứ không phải bằng máy tính. Nepal nghèo đến độ như vậy đấy. Tôi cứ ngỡ mình đang đến sân bay của hàng chục năm về trước.

20110704-111241.jpg

Trên đường từ máy bay bước vào nhà ga.

20110704-111339.jpg

Sân bay Tribhuvan với màu đỏ cũ kỹ

Chúng tôi nhanh chóng ra nhận hành lý và còn phải qua 1 cổng kiểm tra hành lý nữa trước khi được ra ngoài. Những người trông như Ấn Độ, Pakistan bị chặn lại săm soi hành lý rất kỹ. Riêng chị em tôi, số ít người của vùng viễn đông có mặt ở sân bay Tribhuvan thì được khoát tay cho qua nhanh chóng. Có lẽ dân Đông Á hay Đông Nam Á chưa để lại tì vết gì. Hihi.

Tôi nhìn thấy tấm biển ghi tên tôi. Một thanh niên Nepal ăn mặc đơn giản, có phần hơi nhếch nhác và là người của khách sạn ra đón chúng tôi. Chuyến xe này là miễn phí vì nằm trong cam kết của khách sạn là đưa rước khách từ sân bay. Một thanh niên khác ân cần chạy lại cầm va ly hộ tôi và nói: “Let me help you” (Để tôi giúp cho!). Tôi để anh ta kéo va li ra xe vì ngỡ là người của khách sạn.

“Please give me tip” (Cho tôi tiền tip đi), anh ta nói. Lúc này tôi mới biết rằng anh ta chẳng liên quan gì đến cái khách sạn kia mà chỉ tìm cách làm tiền ở sân bay.

“You can give him 1 or 2 dollars” (Cậu có thể cho anh ta 1, 2 đô gì đó), người lái xe nói.

Tôi vui vẻ típ cho anh chàng kia. Cũng chẳng có gì khó chịu lắm. 1 hay 2 đô thì cũng không nhiều đối với tôi. Nhưng ngần ấy tiền lại là không ít đối với những anh chàng như vậy, nhất là ở một đất nước nghèo như Nepal. 1 hay 2 đô la có thể giúp họ sống cả ngày.

20110704-111443.jpg

20110704-111518.jpg

20110704-113613.jpg

Chiếc xe nhỏ bé và ngột ngạt

Chiếc xe chở chúng tôi là một chiếc xe cũ kỹ và không có điều hòa nhiệt độ. Hơi choáng một chút vì cứ ngỡ xe khách sạn ra đón thì phải trông được được một chút. Đằng này… Chị em tôi chất đống va li phía băng ghế sau và cố gắng ngồi trong cái không gian chật hẹp còn lại của chiếc xe cũ kỹ, nhỏ xíu. Thời tiết Kathmandu đầu tháng 6 không đến nỗi nóng vào ban ngày nhưng chui vào một chiếc xe không điều hòa đã bị phơi nắng trước đó quả là ngột ngạt.

Kathmandu không có mấy xe máy. Người đi xe đạp cũng không nhiều. Phương tiện giao thông chủ yếu là xe hơi nhưng chủ yếu là xe cũ từ đời nảo đời nào. Không khí ô nhiễm vô cùng, nhất là khi Kathmandu nằm gọn trong 1 thung lũng nữa. Trước khi đi tôi cũng đã được cảnh báo về tình trạng ô nhiễm tại đây. Người đi xe máy, xe đạp hay thậm chí là cảnh sát giao thông còn phải đeo khẩu trang. Ngay cả cái khẩu trang cũng đặc biệt. Họ thường dùng khẩu trang màu đen hoặc màu tối.

20110704-080025.jpg

Một thanh niên đeo khẩu trang đi ngoài đường

20110704-111604.jpg

20110704-111648.jpg

20110704-113525.jpg

20110704-114628.jpg

Quang cảnh đường phố và nhà cửa ở Kathmandu

20110704-114604.jpg

Một cửa hiệu tạp hóa đang đóng cửa. Dù ở đâu thì người ra cũng có mong ước trở thành ngôi sao.

Đường xá ở Kathmandu nghèo nàn và bụi bặm. Một số đường ở trung tâm có vẻ tốt hơn nhưng nhìn chung là một nước nghèo thật sự. Tôi lặng ngắm người bản địa đi lại và sinh hoạt trên quãng đường về khách sạn. Có cái gì đó khác lạ và thú vị. Thú vị ở chỗ những gì tôi chứng kiến trước mắt trông lạ lẫm, những thứ mà tôi chưa thấy qua bao giờ, dù là trên phim ảnh hay sách báo. Có lẽ do Nepal không phải là một nước được biết đến nhiều.

Đi sâu vào thành phố, tôi mới có dịp nhìn kỹ những ngôi nhà cũ mà tôi nhìn thấy từ trên máy bay xuống. Nhà ở Kathmandu nhỏ, hẹp. Nhiều lúc trông xấu xí đến thảm thương. Có lẽ lâu lắm rồi người ta không sửa sang gì cho những ngôi nhà đó. Vôi, sơn tróc vẩy. Cửa nhà lung lay. Cùng với đó là bụi bặm của Kathmandu. Tuy nhiên, nó cũng có cái lạ lạ, hay hay và chút gì đó kỳ bí. Những ngôi nhà xập xệ ở Kathmandu tạo ra một nét rất riêng cho nơi này. Một thế giới mà tôi có cảm tưởng là đang quay ngược trở lại thời gian để chứng kiến những gì còn nguyên vẹn từ hàng chục năm trước.

Facebook Comments
Please follow and like us:
6 Comments

Add a Comment