Nepal (4): Ngôi chùa khỉ

Ở một ngọn đồi nằm giữa thung lũng Kathmandu có một ngôi chùa cổ xưa và linh thiêng toạ lạc, nơi mà người ta có thể ngắm toàn cảnh thủ đô của Nepal và tận hưởng không khí yên bình, tịnh tâm. Đó là chùa Swayambhunath hay còn được biết đến với cái tên chùa khỉ vì có rất nhiều khỉ sống tại đây.

Đó là buổi chiều đầu tiên khi chúng tôi đến Nepal. Hai chị em quyết định tranh thủ thời gian đi thăm thú các danh thắng ở Kathmandu. Được một người đàn ông làm dịch vụ lữ hành ngay tại khách sạn tên là Raj giới thiệu, chúng tôi lên lịch trình sẽ đi Swayambhunath rồi sau đó ghé quảng trường Durbar trưc khi trời tối.

Chúng tôi thuê chính chiếc xe của khách sạn để bắt đầu chuyến “thám hiểm”. Sau một quãng đường không xa lắm, chúng tôi được đưa lên một ngọn đồi. Chiếc xe dừng lại ở cổng chính và từ đó chúng tôi phải tự đi bộ lên các bậc thang. Ngay từ cổng vào, tôi đã có cảm giác rạo rực trước những ngôi tháp nhỏ đậm chất văn hóa Tây Tạng với hoạ tiết vẽ đôi mắt Phật 4 mặt trên đỉnh tháp. Đó là những dây chăng cờ đủ sắc màu trên đầu. Nhưng đây chưa phải là phần chính của khu quần thể này.

20110712-121009.jpg

20110712-121136.jpg

Các tháp nhỏ ở lưng chừng đồi. Đây chưa phải khu vực quần thể chính

Swayambhunath là một trong những quần thể di tích tôn giáo cổ kính nhất ở Nepal. Tra thông tin trên Wikipedia thì quần thể này được xây dựng từ đầu thế kỷ thứ 5. Và cho đến này, quần thể này được trùng tu 15 lần. Lần gần đây nhất được hoàn thành vào tháng 5 năm 2010, tức là ngay trước khi chúng tôi đến đây. Thật may mắn.

Hai chị em tôi chậm rãi bước lên những bậc thang bằng đá để trèo lên đỉnh. Thật thích thú khi những chú khỉ chạy nhảy xung quanh một cách tự nhiên và chẳng hề làm phiền gì con người. Thú vị ở chỗ người và vật không có khoảng cách. Loài vật không cảm thấy bị đe doạ. Con người cảm thấy gần thiên nhiên hơn. Một cảm giác tự do, thanh bình và không chút muộn phiền.

20110712-121231.jpg

20110712-095919.jpg

20110712-101335.jpg

Những chú khỉ “hiếu động” chạy nhảy qua lại trên đường đi và bên sườn đồi nơi chúng tôi đi qua. Trên bậc thang, những vị lạt ma, những chú tiểu qua lại. Tôi bắt đầu cảm thấy hồi hộp hơn như đang từ từ bước vào thế giới văn hóa, tôn giáo bí ẩn của Nepal mà tôi hằng chờ đợi. Ở lưng chừng đồi, có cả ghế ngồi nghỉ chân cho những ai đã thấm mệt. Từ đây có thể nhìn thấy một phần thủ đô Kathmandu bên dưới.

20110712-101437.jpg

20110712-101616.jpg

Một phần Kathmandu nhìn từ trên đồi

Khi chúng tôi thấy được toàn bộ khung cảnh nhà cửa bên dưới mà không bị các lùm cây che khuất thì cũng là lúc đã lên đến đỉnh đồi. Trước mắt chúng tôi hiện ra quần thể kiến trúc tôn giáo hùng vĩ, phức tạp, linh thiêng và huyền bí.

Hai chị em tôi không vội vã chạy ùa vào để đi xem hết mà chậm rãi ngắm nhìn xung quanh, chụp ảnh từng góc cạnh một của ngọn tháp chính cũng như những nét kiến trúc nhỏ nơi đây. Trời trong xanh và có 1 chút gió man mát vào cuối giờ chiều khiến chúng tôi cảm thấy khoẻ lại sau khi leo lên đỉnh đồi.

Ngọn tháp chính hiện lên sừng sững trước mắt tôi với đỉnh tháp được dát vàng sáng loáng. Vẫn là hoạ tiết đôi mắt Phật ở cả 4 hướng. Khu quần thể trông gọn gàng và sạch sẽ đến không ngờ. Có đông người ở đây nhưng không khí không ồn ào, lộn xộn.

20110712-111227.jpg

Một gian hàng lưu niệm ngay lối lên

20110712-111346.jpg

Khỉ có ở khắp mọi nơi

20110712-101721.jpg

Đôi mắt Phật

20110712-101841.jpg

Một cậu bé đang ngồi nghịch cái gì đấy

20110712-110125.jpg

20110712-110638.jpg

Vẫn là khỉ

Chúng tôi tiếp tục đi sâu vào trong để quan sát từng nét kiến trúc một. Riêng tôi thì có chú ý hơn đến những người dân bản địa. Tôi muốn thấy họ sinh sống như thế nào. Ở đây có những người thì bán hàng lưu niệm. Có người thì thồ hàng thuê. Những người thồ hàng dùng 1 dải dây lớn buộc vào đống hàng phía sau lưng và quàng nó lên trán để thồ đi. Tôi thấy lạ lẫm và phục những người như vậy khi họ phải dùng trán để tải sức nặng từ những khối hàng. Trông họ quá khổ cực. Sau này đi đến quảng trường Durbar tôi còn thấy nhiều người làm vậy hơn nữa. Dường như đó là cách chung để mang vác hàng hóa.

20110712-112020.jpg

20110712-111542.jpg

20110712-111834.jpg

20110712-111947.jpg

20110712-112401.jpg

20110712-060200.jpg

20110712-060642.jpg

20110712-060852.jpg

20110712-061237.jpg

Quần thể kiến trúc tại đây có thể làm bạn kinh ngạc và choáng váng

20110712-055809.jpg

Một lối lên khác. Có tất cả 365 bậc và nhìn dốc khủng khiếp. Mấy bậc tam cấp mà dốc như vậy đi sẽ rất đuối…

20110712-114535.jpg

20110712-114655.jpg

20110712-114819.jpg

20110712-110755.jpg

Một món đồ lưu niệm. Tôi đã mua một cái như thế này. Mở ra bên trong là những dòng kinh nhỏ xíu được ghi trên một tấm giấy cuộn.

Tôi tranh thủ mua 1 số món đồ lưu niệm về cho gia đình và bạn bè. Cũng phải trả giá đến cả 1 nửa. Nhưng nói chung người bán hàng cũng điềm đạm, không bắt chẹt khách hay quát tháo gì cả. Quanh đó, các vị lạt ma, các chú tiểu cũng ngồi một chỗ hóng mát. Nhiều người dân bản địa khác thì chọn 1 địa điểm có khoảng sân nhỏ với lan can, kiểu như lầu vọng cảnh để nhìn xuống thủ đô bên dưới. Tôi hay có thói quen quan sát xem người bản địa làm gì. Và tôi thấy những người đứng tựa vào lan can đang nhìn xuống dưới thành phố có vẻ rất hạnh phúc. Ở một đất nước nghèo như Nepal, có lẽ chỉ riêng việc đứng ngắm nhìn khung cảnh từ trên cao như vậy thôi cũng là một trong những niềm vui đối với họ.

20110712-110908.jpg

20110712-111132.jpg

Ngắm cảnh Kathmandu từ Swayambhunath

Sau này, khi đã kết thúc chuyến đi Nepal, tôi càng củng cố 1 quan điểm xưa nay của bản thân. Đó là giàu có, địa vị, hiểu biết nhiều không quan trọng. Quan trọng là bạn có cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống hiện tại hay không.

Khi chúng tôi xem hết khu quần thể thì cũng là lúc mây đen kéo đến và trời bắt đầu tối. Khung cảnh âm u ùa về giữa quần thể cổ xưa này xem ra rất hợp cảnh hợp tình. Bà chị giục tôi ra xe vì trời có vẻ sắp mưa và chúng tôi còn phải đi nơi khác nữa. Tôi muốn nán lại lâu hơn ở cái lầu vọng cảnh để ngắm nhìn Kathmandu. Chỉ lặng đứng 1 chỗ và nhìn thôi, không suy tư, không muộn phiền gì tất. Thế là đủ.

20110712-110247.jpg

20110712-114927.jpg

Trời âm u làm tăng phần thú vị cho khu di tích cổ xưa này.

Phần sau: Nepal (5): Quảng trường Durbar

Facebook Comments
Please follow and like us:
One Comment

Add a Comment