Sabah: thiên đường ẩn náu của Đông Nam Á

Có nhiều điều khiến tôi tin rằng Sabah là một vùng đất đầy bí ẩn và diệu kỳ nhưng đang ẩn náu ở một góc khuất của Đông Nam Á. Những hành trình đấy tính phiêu lưu cũng bắt đầu từ đây.

Một thổ dân của bộ lạc săn đầu người.
Một thổ dân của bộ lạc săn đầu người.

Nói đến du lịch Đông Nam Á, bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Bangkok phồn hoa náo nhiệt, Phuket với bãi biển nắng ấm, xứ Myanmar chùa tháp, Philippines với những hòn đảo thiên đường biển xanh, Indonesia với Bali đầy sắc màu hay như Malaysia với Penang cổ kính và Langkawi đậm chất thiên nhiên. Nhưng Đông Nam Á không chỉ có những nơi như thế!

Người Việt Nam ưa thích đi đến những điểm đến gần trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan và gần đây là Myanmar, Philippines, vài nơi ở Malaysia như Kuala Lumpur, Penang, Langkawi. Xa hơn một chút thì Bali với những ngôi đền cổ kính. Có những góc khuất ở Đông Nam Á không kém phần thú vị nhưng có lẽ sự quảng bá du lịch chưa được rộng rãi nên ít người biết được thực sự ở đó có những gì. Không sao, nơi nào chưa nhiều người đến, ở đó sẽ có những trải nghiệm kỳ thú và lạ lẫm.

Cơ hội khám phá các bộ lạc đậm nét văn hóa truyền thống.
Cơ hội khám phá các bộ lạc đậm nét văn hóa truyền thống.
Một đám cưới địa phương.
Một đám cưới địa phương.

Sabah: Vùng đất dưới làn gió

Bạn đã bao giờ nghe đến vùng đất mang tên Sabah? Có lẽ chưa. Vậy bạn đã nghe đến Kota Kinabalu. Có thể rồi. Nhưng bạn thực sự biết ở đó có những gì không? Sabah là một trong số 2 bang và 1 vùng lãnh thổ liên bang ở phần phía đông của Malaysia, một nơi khá tách biệt với phần bán đảo phía tây mà du khách Việt Nam hay lui tới.

Phần phía đông Malaysia thuộc bắc đảo Borneo với hai bang Sarawak và Sabah cùng Lãnh thổ liên bang Labuan thực sự là một thế giới mới đối với những ai chưa khám phá hết phần tiền ẩn này của Đông Nam Á. Rừng rậm, các bộ lạc hay cả những bãi biển đẹp đang chờ đón những trái tim mê khám phá.

Sabah còn được biết đến với tên gọi “Vùng đất dưới làn gió” (Land below the wind) vì bang này nằm ngay dưới rìa khu vực mà các cơn bão hay quét qua Philippines. Tuy nhiên, có một điều thú vị khác khiến tôi bị hút hồn về Sabah. Đó là rừng bao giờ cũng phải chiếm 60% diện tích của bang này. Đó là một điều bắt buộc và được quy định trong luật của Sabah. Và điều đó cũng cho thấy bang Sabah của Malaysia là một nơi có môi trường cực kỳ trong lành và việc gìn giữ thiên nhiên cũng khiến Sabah tuyệt vời cho những chuyến hành trình khám phá không chỉ văn hóa mà còn thiên nhiên.

Đoạn đường xanh rì hai bên như thế này không khó kiếm ở bang Sabah, nơi rừng luôn phủ ít nhất 60% diện tích của bang.
Đoạn đường xanh rì hai bên như thế này không khó kiếm ở bang Sabah, nơi rừng luôn phủ ít nhất 60% diện tích của bang.
Sabah xanh bát ngát nhìn từ máy bay.
Sabah xanh bát ngát nhìn từ máy bay.

Bay nội địa, nhập cảnh lần 2

Để nói về phần phía đông của Malaysia, ấn tượng đầu tiên của tôi về vùng đất này là chuyện nhập cảnh. Các bang Sarawak và Sabah của Malaysia có quy chế tự trị về kiểm soát xuất nhập cảnh nên dù là người Malaysia hay người nước ngoài đến hai bang này đều phải qua cổng nhập cảnh lần nữa. Bản thân người Malaysia từ khu vực bán đảo hoặc vùng lãnh thổ liên bang Labuan bay sang Sarawak hay Sabah không được ở lại quá thời gian quy định là 90 ngày.

Lần đó mình bay từ Kuala Lumpur sang Kuching (bang Sarawak) phải nhập cảnh rồi sau đó từ Kuching sang Kota Kinabalu (Sabah) vẫn phải nhập cảnh lần nữa. Đặc biệt sân bay Kuching có hẳn 3 khu vực làm thủ tục như khu vực A dành cho khách đi nội trong bang Sarawak, khu vực B dành cho khách bay trong nội địa Malaysia nhưng đến các bang bên ngoài Sarawak còn khu vực C dành cho khách quốc tế.

Đối với du khách được miễn visa du lịch đến Malaysia thì việc nhập cảnh vào hai bang này chỉ mang tính thủ tục chứ không phải thêm một bước xin visa rườm rà nào hết. Chỉ có điều là trong hộ chiếu của bạn sẽ có thêm một dấu nhập cảnh. Thú vị nhỉ?

Đến Sabah dù là đi nội địa vẫn phải nhập cảnh thêm lần nữa vì ở đây có quy chế tự trị về di trú.
Đến Sabah dù là đi nội địa vẫn phải nhập cảnh thêm lần nữa vì ở đây có quy chế tự trị về di trú.
Hạ cánh xuống Kota Kinabalu.
Hạ cánh xuống Kota Kinabalu cùng hoa hậu Thùy Dung, Lucas Công Dương, Khả Ngân cùng các bạn khác trong Đông Nam Á.

Ranau: thủ phủ trà của Sabah

Nói đến Sabah thì người ta nghĩ ngay đến Kota Kinabalu. Không chỉ có những bãi biển ở những hòn đảo xinh đẹp, người ta đến Kota Kinabalu còn để khám phá Công viên quốc gia Kinabalu hay leo lên đỉnh Kinabalu cao nhất Đông Nam Á. Lần ấy, mình có chuyến đi xuyên Đông Nam Á cả tháng trời. Thời gian có hạn, không kịp chuẩn bị quần áo và sức khỏe để leo Kinabalu. Vì thế mình coi như đây là một chuyến đi khảo sát trước, lần sau sẽ chuẩn bị sức khỏe thật tốt leo Kinabalu.

Nhưng Ranau còn những thứ thú vị khác như trà, suối nước nóng và những cây cầu treo vắt vẻo trong rừng. Lần đó mình ra bến xe Kota Kinabalu bắt xe đi Ranau. Bến xe không bán vé, cứ nhảy lên xe đi Ranau (phải hỏi nha), đưa tiền, đợi xe đủ khách là đi, không có giờ cố định. Chuyến xe chạy mất khoảng 2-3 tiếng mà đường đi lên Ranau thì ôi thôi đẹp chết ngất. Có những đoạn đi qua làn mây lưng chừng xen lẫn giữa trùng điệp núi đồi xanh ngát. Giữa những không gian như thế thì lúc nào mình cũng thấy tự do và muốn hòa vào thiên nhiên.

Đến Ranau, mình cùng 1 cô bạn du lịch bụi người Mỹ quen trên xe đi taxi tiếp đến suối nước nóng Poring. Mình thì không xuống đó tắm táp và chọn cách leo bộ một đoạn nữa để lên chỗ cây cầu treo vắt vẻo qua các thân cây. Ban đầu đi hơi ghê nhưng về sau mặc kệ vì biết nó chẳng sập được đâu mà.

Đoạn đường từ Ranau về lại Kota Kinabalu đi xuyên làn mây.
Đoạn đường từ Ranau về lại Kota Kinabalu đi xuyên làn mây.
Một góc Ranau, nơi được coi là thủ phủ trà của Sabah.
Một góc Ranau, nơi được coi là thủ phủ trà của Sabah.
Một cây cầu nhỏ bắc ngang qua một con suối trong rừng rậm ở Ranau.
Một cây cầu nhỏ bắc ngang qua một con suối trong rừng rậm ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Cầu treo vắt vẻo nối từ thân cây này sang thân cây kia ở Ranau.
Trà Sabah thơm ngon.
Trà Sabah thơm ngon.

Lạc vào bộ lạc săn đầu người

Đến với Sabah là đến với sự đa dạng về văn hóa của các bộ lạc cổ xưa. Đây thực sự là điều tôi chưa hề có khái niệm cho đến khi đặt chân đến bang cực đông của Malaysia này. Sabah có nhiều thứ hay ho hơn tôi tưởng. Sabah không chỉ có biển, núi Kinabalu mà ở đó còn có những bộ lạc đầy sắc màu và đậm chất văn hóa truyền thống.

Bộ lạc Murut ở Sabah là một trong số 29 bộ lạc thiểu số sống ở phía bắc đảo Borneo. Murut còn có thể được hiểu là “những người sống trên đồi” với dân số khoảng hơn 120.000 người trải khắp các bang Sarawak, Sabah, vùng lãnh thổ liên bang Labuan cùng các nơi khác ở Brunei và Indonesia (cùng trên đảo Borneo). Như nhiều bộ lạc khác, người Murut xưa kia săn đầu của kẻ thù và coi đó là sức mạnh về tinh thần và tín ngưỡng. Murut cũng là bộ lạc cuối cùng ở Malaysia tuyên bố ngưng săn đầu người. Hôm đến Sabah lần thứ 2 gặp ông lái xe vui tính, khoe rằng: “Tui là người Murut nè, nhưng yên tâm tui không chặt đầu anh đâu ahihi”. (Chữ ahihi tự thêm vô)

Đến làng văn hóa Mari Mari ở Sabah thì các bạn có thể chứng kiến rõ hơn cuộc sống của người Murut như việc lấy mật ong, làm các món ăn, nấu rượu, làm bánh, làm các điếu thuốc lá kiểu của bộ lạc này. Những thanh niên Murut gây ấn tượng bởi chiếc mũ gắn lông chim dài cao vút lên. Những cô gái ở đây gây ấn tượng bởi những bộ trang phục sặc sỡ đậm chất truyền thống. Và nếu vui hơn, bạn có thể tham gia múa sạp kiểu địa phương (cách gõ sạp khác với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam).

Cầu treo vào làng văn hóa Mari mari.
Cầu treo vào làng văn hóa Mari mari.
Cùng thổ dân bộ lạc săn đầu người ở Mari Mari.
Cùng thổ dân bộ lạc săn đầu người ở Mari Mari.
Cô gái thổ dân ở Mari Mari.
Cô gái thổ dân ở Mari Mari.
Gian nhà mô phỏng lễ cưới của người địa phương ở Mari Mari.
Gian nhà mô phỏng lễ cưới của người địa phương ở Mari Mari.
Làng văn hóa Mari Mari.
Làng văn hóa Mari Mari.
Thử mật ong rừng vừa lấy trực tiếp từ tổ.
Thử mật ong rừng vừa lấy trực tiếp từ tổ.
Một thổ dân của bộ lạc săn đầu người.
Một thổ dân của bộ lạc săn đầu người.

Từ thác ghềnh đến biển xanh

Một trong những trải nghiệm khó quên của tớ khi đến Sabah là chèo thuyền vượt thác trên sông Kiulu. Mình thì đã chèo thuyền này nọ các loại rồi nên cũng không quá xa lạ với mấy trò này. Điều thú vị khi chèo thuyền ở Kiulu là có những đoạn phải chèo qua những khúc sông nước chảy siết, vướng phải dòng nước xoáy hay đá ngầm. Cảm giác cực kỳ phiêu lưu. Đến đoạn nào đẹp đẹp thì cả đám lại tấp thuyền vào bờ nhảy xuống tắm, bơi lội trong làn nước mát. Nói thật, lúc đó chỉ muốn hét lên ôi sao cuộc đời đẹp quá.

Chèo thuyền vượt thác ở sông Kiulu.
Chèo thuyền vượt thác ở sông Kiulu.
Chèo thuyền vượt thác ở sông Kiulu.
Chèo thuyền vượt thác ở sông Kiulu.

Nếu đã chán với rừng núi, bạn có thể đến với biển xanh cát trắng. Có một hòn đảo nhỏ ở gần Kota Kinabalu mà mình rất thích đó là Manukan, chỉ cách Kota Kinabalu chừng 10-15 phút đi ca nô. Bãi biển ở đây không xuất sắc kiểu Maldives nhưng sạch, nước trong xanh và có cái gì đó rất yên bình, rất nhẹ nhàng và không xô bồ.

Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.
Đảo Manukan với bãi biển tuyệt đẹp.

Sabah còn gì nữa?

Như đã nói, nhất định lần sau quay lại Sabah tớ sẽ leo Kinabalu mặc dù biết điều này là khó khăn. Rồi còn nữa, tớ phải phục thù đi bằng được chuyến tàu lửa cổ North Borneo.

Đến Sabah thì đừng quên thưởng thức các món ăn địa phương tuyệt vời mà mình thề là các bạn sẽ lên cân rất nhiều sau chuyến đi.

Thưởng thức ẩm thực địa phương ngon ngất trời.
Thưởng thức ẩm thực địa phương ngon ngất trời.

Đến Sabah bằng cách nào?

Đến Sabah dễ nhất là bay đến Kota Kinabalu. Có nhiều cách để bay đến đây.

-Đầu tiên là bay đến Kuala Lumpur: có các hãng sau: Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Malindo Air, AirAsia, VietJet Air. Giờ bay, giá vé đa dạng, tha hồ chọn.

-Sau đó bay đến Kota Kinabalu: có các hãng sau: Malaysia Airlines, Malindo Air, AirAsia. Ba hãng đều có các chuyến bay hàng ngày đến đây.

-Bay thông chặng: hiện có 2 hãng hàng không cho phép bạn bay thông chặng (không cần ra khỏi sân bay lấy hành lý rồi check-in lại) là Malaysia Airlines và Malindo Air. Bạn có thể đi một lèo từ Hà Nội/TP. Hồ Chí Minh đến Kota Kinabalu (quá cảnh và làm thủ tục nhập cảnh trong khu chuyển tiếp ở sân bay Kuala Lumpur).

Đến Kota Kinabalu bạn phải nhập cảnh kể cả bay từ Kuala Lumpur sang. Lúc đi về, kể cả về Kuala Lumpur bạn cũng phải làm thủ tục xuất cảnh. Đừng lo, sân bay có biển báo chỉ dẫn rất chi tiết.

***Video chuyến đi Sabah vừa qua của tớ và các bạn Thùy Dung, Lucas Công Dương, Khả Ngân và các bạn khác đến từ các nơi trong Đông Nam Á:

Biết thêm thông tin tìm ở đâu?

  • Trang Facebook của Tổng cục du lịch Malaysia tại Việt Nam là một gợi ý: https://www.facebook.com/malaysia.travel.vn/
  • Instagram của Tourism Malaysia Việt Nam với nhiều hình ảnh bao đẹp về Malaysia: @tm.hochiminh

Thông tin liên quan:

Xem thêm về Malaysia:

1: Chạm ngõ Penang

penang00-1

2: Hương vị Penang

penang00-2

3: Truy tìm báu vật ở George Town

penang00-3

4: Trên đồi Penang

penang00-4


Bạn muốn DU LỊCH MIỄN PHÍ? Xem thêm:

Facebook Comments
Please follow and like us: